Lĩnh vực bán lẻ/FMCG gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý đơn hàng, xử lý hóa đơn, kiểm soát hàng tồn kho thủ công dẫn đến việc tốn kém chi phí mà hiệu quả lại không như mong đợi. Khi ứng dụng RPA sẽ giúp tăng năng suất bán hàng, giảm chi phí nhân sự, rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng từ 20 – 30 phút/đơn xuống còn 3 – 5 phút/đơn hàng….
Ứng dụng của RPA trong bán lẻ/FMCG:
* Thu thập dữ liệu
RPA giúp doanh nghiệp thu thập và quản lý hiệu quả các khoản thu-chi, hóa đơn, sao kê, và đối chiếu, cho phép doanh nghiệp cắt giảm tối đa những tác vụ đòi hỏi sự can thiệp của con người và nâng cao năng suất vận hành.
* Xử lý hoá đơn
Ứng dụng RPA để quét, đọc và kiểm tra hóa đơn theo đơn đặt hàng, tự động gửi hóa đơn cho bộ phận liên quan, nhập hóa đơn vào hệ thống và đánh dấu hóa đơn sau khi hoàn tất đơn hàng…
* Xử lý trả hàng
RPA quản lý một cách hiệu quả hoàn lại sản phẩm và thực hiện tất cả các thay đổi cần thiết trong việc thay đổi cơ sở dữ liệu về tồn kho và hóa đơn.
* Quản lý hỗ trợ khách hàng
Với xu hướng tập trung vào sự hài lòng của khách hàng, dịch vị hỗ trợ khách hàng đã trở thành một phần không thể tách rời của ngành bán lẻ. Đặc biệt đối với thương mại điện tử, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 là vô cùng quan trọng. Với tự động hóa quy trình bằng robot, các công ty có thể hỗ trợ khách hàng nhanh hơn và thuận tiện hơn.
* Phân tích hành vi khách hàng và tiếp thị
Tín nhiệm cùng tốc độ chính là mấu chốt mỗi khi nhắc đến tiếp thị và phân tích hành vi của khách hàng trong ngành bán lẻ. Việc áp dụng RPA sẽ mang tới đồng thời hai lợi ích này nên nó rất được lòng các doanh nghiệp hiện nay.
* Quản lý hàng tồn kho
RPA kết hợp cùng AI có thể hỗ trợ kiểm soát hàng tồn kho, theo dõi giao hàng và trả lời đơn đặt hàng nhờ sự tích hợp liền mạch giữa các hệ thống nhà cung cấp và nhà kho. Việc triển khai RPA hiệu quả có thể giúp quản lý hàng tồn kho một cách dễ dàng mà không cần sự giám sát của con người.
- Nguồn: Google -